Viện phí tăng không đủ tăng lương cho bác sĩ

Lương cán bộ y tế sẽ không tăng

Trả lời câu hỏi: “Viện phí tăng thì phần thu thêm sẽ được phân bổ, sử dụng như thế nào?” của phóng viên VietNamNet, ông Nguyễn Nam Liên, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế)cho biết: Có 7 yếu tố cấu thành giá viện phí (nếu tính đúng, tính đủ).

7 yếu tố đó gồm: Chi phí lương và phụ cấp cho cán bộ y tế; Chi phí khấu hao trang thiết bị y tế; Chi phí khấu hao cơ sở hạ tầng; Chi phí đào tạo – nghiên cứu khoa học; Chi phí thuốc, vật tư tiêu hao, dịch truyền, máu; Chi phí điện nước, thông tin liên lạc, khử khuẩn, xử lý vệ sinh môi trường; Chi phí duy tubảo dưỡng thiết bị.  

 
Viện phí tăng nhưng lương cán bộ y tế sẽ không tăng do trong cơ cấu giá viện phí mới không tính đến chi phí tiền lương (Ảnh minh họa: Cẩm Quyên)

“Khung giá viện phí mới ban hành theo hướng tính đúng tính đủ nhưng mới chỉ tính đến 3 yếu tố cuối (là thuốc, dịch truyền, máu, vật tư; điện nước, thông tin liên lạc, khử khuẩn, chống nhiễm khuẩn, xử lý môi trường; duy tu, bảo dưỡng thiết bị).

Vì thế, giá viện phí tăng lần này để bù đắp những chi phí trên để bệnh viện có đủ tiền mua thuốc, vật tư,hóa chất; đủ tiền để trả tiền điện, nước, xử lý chất thải; duy tu bảo dưỡng tài sản (các chi phí này từ trước đến nay đều được các bệnh viện lấy từ nguồn viện phí trực tiếp và nguồn thu BHYT để chi trả).

Bộ trưởng Bộ Y tế đã nói rất rõ: Giá viện phí mới chưa tính tiền lương, phụ cấp nên không có chuyện điều chỉnh giá viện phí lần này đồng nghĩa với việc tăng thu nhập cho cán bộ y tế”, ông Liên nói.

Trao đổi với VietNamNet, lãnh đạo một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội cũng chohay: Việc tăng viện phí sẽ tạo điều kiện giúp bệnh viện hoạt động tốt hơn, nhưng họ không thể đảm bảo trước được rằng lương cán bộ y tế có tăng được hay không.

Lý do là vì giá viện phí mới không tính lương của cán bộ y tế vào đó (nguồn này vẫn do ngân sách Nhà nước đảm bảo)